Đọc Sách Thánh

 

 

Mầu nhiệm chính yếu của Do Thái giáo và Kitô giáo là việc hội ngộ giữa con người và Thiên Chúa. Nơi Sách Khởi Nguyên, mở màn cho bộ Thánh Kinh, Adong và Evà đă đại diện loài người đứng trước nhan Thiên Chúa để nhập cuộc đối thoại với Ngài:

 

“Con người và vợ ḿnh nghe thấy tiếng bước chân Giavê Thiên Chúa vào buổi chiều hôm th́ ẩn ḿnh đi khỏi Giavê Thiên Chúa giữa cây cối trong vườn. Song Giavê Thiên Chúa đă lên tiếng gọi con người: ‘Ngươi đang ở đâu vậy?’” (Gn.3:8-9).

 

Sau Nguyên Tội, Thiên Chúa chỉ nói với chúng ta qua trung gian các tiên tri. Thế nhưng, nơi Chúa Giêsu, Kitô hữu tin rằng Thiên Chúa lại nhập cuộc trực tiếp và trực diện đối thoại với nhân loại một lần nữa:

 

“Bằng nhiều cách khác nhau, Thiên Chúa đă nói với cha ông chúng ta xưa kia qua các tiên tri, song vào những ngày sau hết này, Ngài đă nói với chúng ta qua Con của Ngài, Đấng Ngài ấn định làm thừa tự tất cả mọi sự, Đấng mà bởi Người Ngài đă dựng nên thế gian” (Heb.1:1-2).

 

Chúa Cha đă nói với chúng ta lời “sau hết” (last) của Ngài nơi Chúa Giêsu Kitô, không phải là lời “cuối cùng” (final) mà là lời “tối hậu” (ultimate). Sự thật tối hậu và luôn mới mẻ này được mạc khải cho chúng ta nơi Sách Thánh.

 

Ở đây chúng ta không chỉ nói đến sự thật về kiến thức, một hệ thống về giáo điều hay về tin tưởng. Giáo Hội luôn luôn coi Lời trong thánh kinh là lời sự sống, một loại “bánh từ Trời xuống”. Văn kiện về Mạc Khải Thần Linh của Công Đồng Chung Vaticanô II đă làm vang lại ư tưởng lâu đời này như sau:

 

“Lời Thiên Chúa mănh lực và quyền năng đến nỗi có thể trợ giúp và kiên vững Giáo Hội cũng như con cái Giáo Hội, để nên sức mạnh cho đức tin của họ, lương thực cho linh hồn của họ và suối nguồn sự sống thiêng liêng tinh tuyền dài lâu cho họ. Giáo Hội nhất quyết và đặc biệt kêu gọi tất cả mọi tín hữu Kitô giáo học biết kiến thức siêu việt về Chúa Giêsu Kitô, bằng cách năng đọc Sách Thánh. Không biết ǵ về Sách Thánh là không biết ǵ về Chúa Kitô”.

(Catechism of the Catholic Church, transl. U.S.C.C.;

St. Paul Books & Media, 1994; số 2705)

 

Truyền thống đan viện tu đặt nặng cái được gọi là lectio divina, việc tôn sùng hay việc trịnh trọng đọc Sách Thánh; tức là một việc đọc Sách Thánh trước sự hiện diện của Thiên Chúa và bằng một tinh thần chiêm niệm. Trong những năm gần đây, khi mà tinh thần chiêm niệm được tái nhập mạnh mẽ vào Giáo Hội th́ việc thực hành này đă lớn mạnh, vượt ra khỏi cả bức tường đan viện và đang được hiến dạy rộng răi như một cách thế để mở ḷng ḿnh ra sâu thẳm hơn trước quyền năng của Lời sự sống ấy. Việc thấm nhập những lời ḿnh đọc trong tĩnh lặng của cơi ḷng mới là quan trọng. Chỉ như vậy đời sống chúng ta mới có thể ḥa nhập với Lời Thiên Chúa và toàn thể con người của chúng ta mới tùy thuộc vào Thần Linh.

 

Guigo, một đan sĩ ḍng Carthusian thế kỷ 12, được coi là người có công trong việc phân chia việc Đọc Sách Thánh ra làm tiến tŕnh có bốn bậc: (1) Đọc Sách, (2) Suy Niệm, (3) Cầu Nguyện, và (4) Chiêm Niệm. Phương pháp này được gọi là “Thang Cấp Guigo”. Thang cấp có bốn bậc này thực sự là một việc chỉnh trang lại việc giải thích bốn chiều Sách Thánh hay “bốn ư nghĩa của Sách Thánh”, vốn được thấy trong Truyền Thống Giáo Phụ. Mỗi bậc trên thang cấp này tương đương với một cách khác nhau trong việc hiểu biết Lời Chúa, một mức độ khác nhau trong việc hiểu biết thiêng liêng. Bốn ư nghĩa Sách Thánh này, thường gọi là nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa luân lư, và nghĩa ẩn dụ hay (nghĩa thần bí), được kết thành một công thức Latinh thời trung cổ như sau:

 

Litera gesta docet   Nghĩa đen dạy cái nó phải có,

Quid credas allegoria            Nghĩa bóng là điều bạn phải tin,

Moralis quid agas     Nghĩa luân lư là điều bạn phải làm,

Quo tendas anagogia            Nghĩa ẩn dụ là điều bạn hướng tới.

 

(1) Việc trịnh trọng đọc Sách Thánh bao gồm việc cẩn thận chú ư đến nghĩa đen của bản văn. (2) Việc cố gắng suy niệm từ việc đọc trịnh trọng này cần phải sử dụng đến vai tṛ của lư trí và cảm tính. Chúng ta t́m kiếm và tham vấn bản văn để thấy những ǵ nó muốn nói với cuộc sống riêng của ḿnh cũng như về các giá trị; chúng ta t́m kiếm cái ư nghĩa về luân lư của nó. (3) Trong nguyện cầu, chúng ta trực giác thấy được rằng bản văn ám chỉ một cách tiêu biểu cho cảm nghiệm về Thiên Chúa, để rồi chúng ta cầu xin cho cảm nghiệm này được hiện thực sâu xa cụ thể, cảm nghiệm được ư nghĩa ẩn dụ liên quan đến niềm tin cùng việc đáp ứng thiết tha. (4) Sau hết, trong chiêm niệm, chúng ta cảm trước được cái hương vị hoan lạc của các thực tại thiêng liêng như đă nhận thấy nơi nghĩa ẩn dụ hay thần bí của bản văn.

 

Chúng ta hăy dừng lại mỗi nấc trong bốn bậc thang này một chút:

 

 

ĐỌC SÁCH

 

 

Đọc sách là chăm chú khảo sát bản văn để nắm được ư chính của nó. Trong tinh thần cầu nguyện, chúng ta bắt đầu lắng nghe bản văn: Điều ǵ đă đọc thấy? Câu văn này hay đoạn văn này nghĩa là ǵ? Đâu là sự thật của vấn đề? Thánh Augustinô và sau ngài là Kierkegaard, một triết gia và là một thần học gia người Danish, nói rằng Sách Thánh là bức thư t́nh (the love-letter) Chúa Cha gửi cho con cái của Ngài. Nên chúng đọc bản văn như đọc một lá thư t́nh. Tức là chúng ta đọc đi đọc lại vài lần; chúng ta đọc từng hàng chữ để khám phá ra t́nh yêu ẩn ḿnh dưới nét chữ và trong các gịng chữ. Có thể sẽ có một chữ nào đó làm chúng ta chú ư. Chúng ta cứ việc dừng lại ở chữ này. Cứ để cho chữ đó nói với chúng ta. Chúng ta cứ nghe đi nghe lại cho tới khi chúng ta hiểu được hoàn toàn tường tận.

 

 

SUY NIỆM

 

 

Suy niệm ở đây không phải chỉ là lư luận này nọ, mà là “trầm tư”, là “mặc tưởng” với Sách Thánh. Ở đây không phủ nhận việc tham vấn của lư trí trong việc chúng ta cần phải đào sâu vào ư nghĩa của bản văn. Thế nhưng, thái độ cảm xúc riêng tư cũng rất quan trọng khi chúng ta chiều theo lời đọc như thể nó đang trực tiếp nói với chúng ta một điều ǵ đó.

 

Chúng ta tin rằng Thiên Chúa đang nói với chúng ta một cách riêng tư nơi bản văn, và chúng ta nhận lấy lời của Ngài vào ḷng ḿnh. Chúng ta mời lời của Thiên Chúa thấm nhập vào trí khôn cùng cơi ḷng của chúng ta, đánh động tận đáy thẳm con người chúng ta lên, ở chỗ gợi lên trong chúng ta một ứng đáp hiến trao, cảm mến hay thống hối và yêu thương. Chúng ta đồng hóa với lời ḿnh đọc và để cho những ǵ ḿnh đọc đi vào đời sống của ḿnh. Chúng ta hăy soi ḿnh nơi những ǵ đọc được như qua một cái gương. Aùnh sáng của chân lư thiêng liêng soi chiếu nỗi yếu hèn nơi chúng ta là những ǵ chúng ta có thể đă không muốn đối diện. Lời của Thiên Chúa đôi khi là một phán quyết đối với những bất trung của chúng ta, và chúng ta chỉ có thể cầu xin cho được can đảm và khiêm tốn để giáp mặt với “Lời”, như Đavít đă giáp mặt với tiên tri Nathan, vị tiên tri đă nói với vua những lời khiển trách nặng nề, rồi chúng ta cũng cầu xin ân sủng, ḷng xót thương và sự thỏa nguyện cho ḷng khát vọng của chúng ta. Làm như thế là chúng ta bắt chước Đức Trinh Nữ là người đă luôn suy niệm lời Chúa trong ḷng ḿnh (Lk.2:19).

 

 

CẦU NGUYỆN

 

 

Trong giai đoạn này, việc nhận thức của chúng ta tiến từ bản văn đến Bản Vị, đó là Thiên Chúa hay Đức Kitô Chúa chúng ta. Chúng ta nói chuyện, một cuộc nói chuyện riêng tư, trực tiếp với Chúa Giêsu trong thâm cung của cơi ḷng ḿnh. Từ cơi ḷng của chúng ta những cảm xúc tự nhiên trào lên, thiết tha như người phụ nữ Phoenicia xin Chúa Giêsu cho đứa con đang hấp hối của ḿnh mụn bánh rơi xuống từ bàn ăn (Mt.15:27), hay khẩn thiết như Batimêô xin Chúa chữa lành cho tật nguyền mù ḷa của ông (Mk.10:46). Chúng ta tŕnh bày cảm nhận và ước vọng của chúng ta cho Thiên Chúa, kể cả việc xin được nhận biết Ngài bằng một trực nghiệm. Nếu được Ngài thương và theo tác động của ân sủng, việc nguyện cầu bằng cảm xúc của chúng ta có thể sẽ biến thành việc chiêm niệm.

 

 

CHIÊM NIỆM

 

 

Đến đây chúng ta chỉ c̣n biết nghỉ yên trước nhan Thiên Chúa và ở với Thiên Chúa. Chúng ta cảm thấy Ngài gần gũi ḿnh, một sự hiện diện êm ái dịu dàng như sự hiện diện yêu thương của một người cha, người mẹ hay người bạn đời. Bấy giờ không c̣n cần đến lời nói hay suy tưởng nữa. Lời nói và tư tưởng của chúng ta được tan biến thành nhận thức yêu thương trong tư thế tĩnh lặng. Ở nội tầng sâu thẳm của ḿnh, chúng ta cảm thấy được một niềm b́nh thản, một sự phục hồi cho nỗi ră rời mệt mỏi của chúng ta, một niềm thỏa nguyện cho khát vọng của chúng ta, một việc xức dầu hoan lạc.

 

 

CHUẨN BỊ ĐỂ ĐỌC SÁCH

 

 

Chúng ta không thể thực hiện việc lectio divina với một sinh hoạt b́nh thường của trí khôn, đầy những vội vàng hấp tấp. Cần phải đặc biệt chuẩn bị nội tâm cho Lời Sách Thánh có thể từ từ tỏ hiện ư nghĩa sâu xa của ḿnh. Sau đây là một vài phương diện liên quan đến việc chuẩn bị này.

 

 

Việc Cầu Nguyện

 

Chúng ta cần cầu xin Thiên Chúa trợ giúp khi chúng ta đọc các lời Sách Thánh. Origen đă viết cho Gregory Thaumaturgus thế này:

 

“C̣n phần bạn, bạn hăy tận t́nh lấy đức tin và thiện chí đẹp ḷng Chúa mà đọc Sách Thánh. Bạn gơ và t́m kiếm cũng chưa đủ. Cái cần trước hết để hiểu được những vấn đề linh thiêng là cầu nguyện”.

(Origen Letter to Gregory Thaumaturgus, 3 as quoted by Olivier Clement, The roots of Christian Mysticism; New York: New City Press, 1995, p. 100)

 

 

Sự Tinh Khiết của Tâm Hồn

 

Về phương diện này, John Cassian đă viết:

 

Để thấu nhập cho tới tận cốt tủy của các lời linh thiêng, và để chiêm ngưỡng những mầu nhiệm kín ẩn sâu xa của các lời này bằng cái nh́n tinh khiết của cơi ḷng, th́ khoa học nhân bản hay văn hóa phàm tục không thể nào làm được, mà chỉ có sự tinh khiết của tâm hồn nhờ Chúa Thánh Thần chiếu soi mới có được thôi”.

(John Cassian, The Conferences, Conference XIV;

Transl. Boniface Rampsey; New York: Paulist Press, 1997, p. 519)

 

 

Một Đức Tin Ngay Thẳng và Ḷng Khiêm Hạ Sâu Xa

 

Trong bốn ư nghĩa của Sách Thánh th́ ư nghĩa ẩn dụ hay ư nghĩa thần bí là ư nghĩa sâu xa nhất. Yù nghĩa này nói lên quyền lực của Sách Thánh trong việc nâng chúng ta lên tới các thực tại linh thiêng và dẫn chúng ta vào sâu hơn trong việc nguyện cầu và chiêm niệm. Yù nghĩa thần bí này chỉ có thể hiểu được nhờ ḷng khiêm nhượng thẳm sâu, như các vị Giáo Phụ của Hội Thánh thường nhấn mạnh. Alexander thành Canterbury, một đan sĩ Biển-Đức thế kỷ 12, khi dẫn giải các lời “Chàng đă dẫn tôi đến hầm rượu của chàng” (Songs 2:4) trong Diễm T́nh Ca, đă so sánh thế này:

 

“Có bốn hũ trong hầm rượu này, mỗi hũ tượng trưng cho một trong bốn ư nghĩa của Thánh Kinh. Nghĩa ẩn dụ (thần bí) được cho là ‘một thứ cảm nghiệm t́nh yêu thần linh tuyệt ngọt; khi linh hồn chúng ta khám phá ra cái hăng nồng nơi chất ngọt khôn tả của t́nh yêu này, th́ bằng một cách nào đó, nó được hiệp nhất với thần tính tối thượng ấy. Ai đă từng nhấp phải ư nghĩa ẩn dụ này, cho dù một chút xíu thôi, cũng sẽ nếm được thần tính ấy, và lập tức họ sẽ say đắm bởi chất ngọt lạ lùng của hớp uống đó.

 

“Hầm rượu Sách Thánh này chỉ có thể vào được bằng chiếc ch́a khóa kép mà thôi: đó là đức tin ngay thẳng và ḷng khiêm hạ sâu xa. Có người, như một kẻ trộm, có thể dùng sức đột nhập hầm rượu ấy, và họ cũng có thể nhấm được một ít giọt từ ba hũ rượu kia, v́ kiến thức phàm tục có thể làm được như vậy. Thế nhưng, trong trường hợp hũ rượu cuối cùng là ư nghĩa ẩn dụ, th́ họ không thể nào ṃ tới được. Ngay cả các học giả trang bị đủ mọi đồ nghề nghiên cứu đi nữa, khi đụng phải ư nghĩa ẩn dụ th́ chỉ c̣n một giải pháp duy nhất cho họ đó là giải pháp chung dành cho hết mọi tín hữu đă lănh nhận bí tích rửa tội: như thành phần này, họ cũng phải lấy ḷng khiêm hạ trong việc t́m hiểu tường tận ư nghĩa Sách Thánh như thể họ đang đứng ở ngoài cửa mà gơ vậy”.

(As quoted by Andre Louf in “Scientific Exegesis or Monistic Lectio” Collactanea XXII, July-September, 1960, pp. 236 ff)

 

 

Gắn bó với Lời Chúa

 

Thánh Bơ-Na viết:

 

“Linh hồn khao khát Thiên Chúa hân hoan nghỉ ngơi và gắn bó với lời thần hứng của Ngài, khi biết rằng ở đó chắc chắn linh hồn sẽ gặp được Ngài để được hiệp thông với Ngài” (SC 23:3).

 

Aùp dụng vào chính ḿnh, thánh nhân thêm:

 

“Tôi sẽ t́m kiếm kho tàng thần linh và sự sống dấu ẩn trong thẳm cung của những lời thần hứng này. Đó là gia nghiệp của tôi, v́ tôi là một tín hữu tin vào Chúa Kitô. Sao tôi không cố gắng t́m món ăn lành mạnh và mỹ vị nơi các thần trí ở bên trong thứ chữ nghĩa vô vị, như lúa ở trong chấu, thịt ở trong vỏ, hay tủy ở trong xương? (SC 73:2).

 

Để diễn tả ḷng háo hức và hoan lạc của ḿnh trong việc đọc Sách Thánh, thánh Bơ-Na viết:

 

“Chớ có ai lấy làm lạ lùng hay lấy làm bận tâm khi thấy tôi đă buông thả cho ḷng hâm mộ của tôi trong việc t́m hiểu Sách Thánh, như thể tôi đă ở hầm rượu thần linh, v́ tôi biết rằng nhờ vậy tôi gặp thấy sự sống và từ đó tinh thần của tôi được tăng thêm sức lực” (SC 16:6).

 

Thánh Bơ-Na đă khai triển cái mà ngài gọi là “cảm quan nếm hưởng” (sense of taste) thế này:

 

“Sách Thánh không muốn làm thỏa măn con mắt của chúng ta bằng nét đẹp chữ nghĩa bề ngoài, mà là làm cho chúng ta thỏa măn nơi cái hương vị ư nghĩa sâu xa của ḿnh. Sách Thánh được viết ra cho chúng ta không những để làm cho chúng ta vui thú nơi h́nh thức bề ngoài của Sách Thánh, mà c̣n nuôi dưỡng nội quan nếm hưởng của chúng ta như nơi chất của hạt lúa”.

(Sermo in Dominica IV post Pentecosten; Seasons & Principal Festicals of the Year; tr. Mount Melleray Abbey; Westminster, Md, 1923, pp. 317 ff)

 

 

Gặp Gỡ Chúa Giêsu Sống Động

 

Mục đích của việc đọc Sách Thánh không phải để hiểu biết về Thiên Chúa hay về Chúa Giêsu, mà là để gặp gỡ Thiên Chúa hằng sống, Chúa Giêsu sống động. Tất cả những lời Sách Thánh, Cựu Ước cũng như Tân Ước, đều qui về con người Chúa Giêsu. Như Phúc Aâm thánh Luca ghi nhận, vào ngày Phục Sinh, Chúa Giêsu hiện ra với hai môn đệ trên đường các vị đi về làng Emmau và đă tỏ cho các vị biết ư nghĩa sâu xa của Sách Thánh. Bắt đầu từ Moisen và lượt qua tất cả các tiên tri, Người đă cho các vị thấy các đoạn Sách Thánh đó nói về Người (Lk.24:27). Cũng thế, cả chúng ta cũng muốn cảm  thấy những lời Sách Thánh nói về Chúa Giêsu ra sao để có cùng một phản ứng như các vị môn đệ đă ngỡ ngàng thốt lên: “Ḷng chúng ta chẳng nóng lên sao khi Người nói với chúng ta?” (Lk.24:20). Thế nên, chúng ta không dừng lại ở lời nói thuần túy, dù là lời Cựu Ước hay Tân Ước. Chúng ta cũng không khựng lại ở thần học về thánh kinh hay các dẫn giải thánh kinh. Chúng ta nhờ các lời nói mà đi thẳng ngay tới con người Chúa Giêsu là chính Lời. Chúng ta sẽ có cảm nghiệm chiêm niệm khi chúng ta gặp gỡ lời của Chúa Giêsu như “thần linh và sự sống” (Jn.6:62).

 

Cơi Ḷng

 

Có một nơi trong chúng ta Thiên Chúa đụng chạm tới, cũng là nơi chính chúng ta liên lỉ ở với Thiên Chúa, chỉ v́ Thiên Chúa bảo hữu chúng ta từng giây từng phút. Nơi mà việc giao tiếp sáng tạo với Thiên Chúa ấy diễn ra th́ ở sâu trong chúng ta. Một khi chúng ta thanh thoát khỏi các mối bận tâm hằng ngày và chăm chú hướng tầm mắt tâm linh của chúng ta về nơi này th́ chúng ta có thể gặp được Thiên Chúa. Thánh Kinh đặt cho nội cung này cái tên gọi là Cơi Ḷng.

 

Thánh Thiên-Sa Avila, Thánh Giang-Thập-Tự, những nhà thần bí Rhineland, cùng nhiều vị khác đă nói về nơi này như một vực thẳm, hay như một cái giếng nước mà chiều sâu của nó như nam châm thu hút chúng ta. Các vị cũng nói về nơi ấy như “tột đỉnh của linh hồn”, là “chót vót của tâm linh”, và là “tinh túy điểm của linh hồn”. Các vị mời chúng ta tiến vào nơi này là chỗ tất cả chúng ta gặp đựơc Thiên Chúa, và bởi thế là trung tâm điểm qúi giá nhất của con người chúng ta.

 

Nếu lời Thiên Chúa sinh hoa kết trái trong chúng ta và trở thành lời cầu nguyện th́ chúng ta phải ở nơi ấy là nơi chúng ta có thể nghe và tiếp nhận Lời; chúng ta phải trở về với cơi ḷng. Một số bậc cha anh của đan viện tu đă coi cơi ḷng như là “chỗ   ở của Chúa trong chúng ta”. Bởi thế các vị luôn khuyên bảo các tập sinh cùng một câu là “Hăy trở về với cơi ḷng của ḿnh”.